Trang chủ » Kinh Nghiệm Học Tập
Chia sẻ: Bí kíp để viết một bài văn hay !!!
12:16 PM |Nếu môn Văn là một "nỗi ám ảnh" đối với bạn thì những "bí kíp" dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua nó một cách dễ dàng.
Đọc nhiều sách văn học
Nếu không phải là người ham mê đọc sách, có thể bạn sẽ sợ khi nhìn thấy những cuốn sách dày cộm, trông chúng thật “khó nuốt”. Hãy bắt đầu từ những cuốn truyện ngắn với chủ đề bạn yêu thích, nó sẽ giúp bạn cảm thụ văn học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Sau một thời gian, hãy tăng dần số lượng cũng như độ dày của sách, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì mình đã say mê đọc sách lúc nào không hay, thậm chí với cả những cuốn tiểu thuyết nhiều tập cả ngàn trang.
Bạn có thể nhờ những người bạn “chuyên Văn” hay cô giáo dạy Văn của mình tư vấn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, đừng quên sách giáo khoa là nguồn tài liệu quý giá, bắt buộc mà bạn không thể bỏ qua để đạt được điểm cao trong các kì thi, nhất là kì thi tốt nghiệp sắp tới.
Chú ý quan sát những việc xảy ra xung quanh
Để viết văn hay, chúng ta cần tư duy phân tích, tổng hợp và có óc logic tốt. Muốn vậy, bạn cần quan sát từ những việc đơn giản nhất xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ đó, hãy tập phân tích, tổng hợp theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Điều này giúp bạn nhìn mọi việc theo nhiều chiều, sâu sắc hơn và chắc chắn khi áp dụng vào bài Văn sẽ rất hiệu quả, tạo được sự hấp dẫn với người đọc. Hãy nhớ nhé, logic là điểm cần thiết để đạt điểm cao trong các bài văn.
Theo dõi tin tức xã hội qua báo, truyền hình
Đề thi Văn luôn có 2 phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn viết tốt bài nghị luận xã hội, bạn phải nắm bắt những tin tức xã hội chính yếu nhất bởi đề thi không nằm ngoài các sự kiện này. Hơn nữa, hiểu rõ tình hình xã hội giúp bạn viết bài dễ dàng hơn do bạn có sẵn thông tin cần thiết và cách nhìn nhận riêng qua mỗi lần tiếp xúc với chúng.
Bạn có thể theo dõi tin tức qua nhiều kênh thông tin như chương trình thời sự, báo chí, internet… Nếu lấy thông tin trên internet, hãy chú ý đến mức độ tin cậy của nguồn tin nhé.
Phân bổ thời gian hợp lý
Hãy chia thời gian phù hợp với số điểm của từng câu trong đề bài. Nhiều bạn khi gặp đề thi “trúng tủ” thường viết rất nhiều, say sưa với phần đó mà quên mất mình còn những câu khác nữa. Việc làm này giúp bạn tránh được tình trạng thiếu hay thừa thời gian cho những câu quan trọng, chiếm nhiều điểm nhất.
Đề thi Ngữ văn thường có 3 câu với thời gian 150 phút, câu 1 chiếm 2 điểm, câu 2 chiếm 3 điểm, câu 3 chiếm 5 điểm. Bạn có thể dành 25 phút cho câu 1, 45 phút cho câu 2, 75 phút cho câu 3 và 5 phút để kiểm tra lại. Việc chia thời gian này còn phụ thuộc vào mức độ nắm thông tin và hiểu biết của bạn. Nếu câu 1 bạn làm nhanh hơn vì nắm rõ phần này, bạn có thể chỉ dành 20 phút cho nó và để dành 10 phút cho câu 3.
Đọc kĩ đề bài
Một lưu ý hết sức quan trọng để đạt điểm cao môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung là đọc kĩ đề bài. Nếu bạn không đọc kĩ mà vội bắt tay vào viết ngay, bạn rất dễ mắc sai lầm.
Chẳng hạn như đề bài yêu cầu: “Hãy phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”, nếu không đọc kĩ và nắm vững cách làm các dạng bài, có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn và làm theo dạng “cảm nhận” hay “bình luận”.
Để làm đúng yêu cầu của đề tài, bạn có thể dùng bút gạch chân những từ khóa quan trọng.
Lập dàn ý khi viết bài
Muốn có một bài văn hay, hãy bắt đầu với dàn ý tốt. Bạn nên tập thói quen này để không bị bỏ sót hay thừa ý khi viết.
Khi lập dàn ý, bạn cần đưa ra các luận điểm và luận cứ một cách rõ ràng để chứng minh cho bài viết của mình.
Ngoài ra, lập dàn ý giúp bạn “cứu vãn” bài viết nếu rơi vào tình trạng thiếu giờ. Ví dụ, đã gần hết giờ nhưng bạn mới chứng minh xong luận điểm 1, hãy nhanh chóng chuyển sang luận điểm 2 và 3 với những luận cứ có sẵn trong dàn ý. Lúc này bạn không cần cầu kỳ nữa vì sẽ không kịp thời gian, chỉ cần linh động chép các ý đã vạch ra trên giấy nháp. Và bạn chỉ có thể làm được điều khi lập dàn ý sẵn.
Kiểm tra ngữ pháp, lỗi chính tả
Khi viết xong bài, bạn hãy kiểm tra lại tổng thể bài viết của mình xem có lỗi gì về mặt ngữ pháp hay chính tả không.
Bạn có thể tự tin vì mình hiếm khi mắc lỗi chính tả nhưng hãy nhớ, trong quá trình làm bài, bạn có thể gặp căng thẳng và sai vài từ và nếu không kiểm tra lại, bạn sẽ mất điểm vì nó đấy!
Chúc các bạn ôn bài thật tốt và đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới!
[ST]
Xem tiếp…
* * *
CHUẨN BỊ VIẾT BÀI
Đọc nhiều sách văn học
Nếu không phải là người ham mê đọc sách, có thể bạn sẽ sợ khi nhìn thấy những cuốn sách dày cộm, trông chúng thật “khó nuốt”. Hãy bắt đầu từ những cuốn truyện ngắn với chủ đề bạn yêu thích, nó sẽ giúp bạn cảm thụ văn học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Sau một thời gian, hãy tăng dần số lượng cũng như độ dày của sách, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì mình đã say mê đọc sách lúc nào không hay, thậm chí với cả những cuốn tiểu thuyết nhiều tập cả ngàn trang.
Bạn có thể nhờ những người bạn “chuyên Văn” hay cô giáo dạy Văn của mình tư vấn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, đừng quên sách giáo khoa là nguồn tài liệu quý giá, bắt buộc mà bạn không thể bỏ qua để đạt được điểm cao trong các kì thi, nhất là kì thi tốt nghiệp sắp tới.
Bí kíp để viết một bài văn hay |
Chú ý quan sát những việc xảy ra xung quanh
Để viết văn hay, chúng ta cần tư duy phân tích, tổng hợp và có óc logic tốt. Muốn vậy, bạn cần quan sát từ những việc đơn giản nhất xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của mình. Từ đó, hãy tập phân tích, tổng hợp theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Điều này giúp bạn nhìn mọi việc theo nhiều chiều, sâu sắc hơn và chắc chắn khi áp dụng vào bài Văn sẽ rất hiệu quả, tạo được sự hấp dẫn với người đọc. Hãy nhớ nhé, logic là điểm cần thiết để đạt điểm cao trong các bài văn.
Theo dõi tin tức xã hội qua báo, truyền hình
Đề thi Văn luôn có 2 phần: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn viết tốt bài nghị luận xã hội, bạn phải nắm bắt những tin tức xã hội chính yếu nhất bởi đề thi không nằm ngoài các sự kiện này. Hơn nữa, hiểu rõ tình hình xã hội giúp bạn viết bài dễ dàng hơn do bạn có sẵn thông tin cần thiết và cách nhìn nhận riêng qua mỗi lần tiếp xúc với chúng.
Bạn có thể theo dõi tin tức qua nhiều kênh thông tin như chương trình thời sự, báo chí, internet… Nếu lấy thông tin trên internet, hãy chú ý đến mức độ tin cậy của nguồn tin nhé.
* * *
TRONG LÚC LÀM BÀI
Phân bổ thời gian hợp lý
Hãy chia thời gian phù hợp với số điểm của từng câu trong đề bài. Nhiều bạn khi gặp đề thi “trúng tủ” thường viết rất nhiều, say sưa với phần đó mà quên mất mình còn những câu khác nữa. Việc làm này giúp bạn tránh được tình trạng thiếu hay thừa thời gian cho những câu quan trọng, chiếm nhiều điểm nhất.
Đề thi Ngữ văn thường có 3 câu với thời gian 150 phút, câu 1 chiếm 2 điểm, câu 2 chiếm 3 điểm, câu 3 chiếm 5 điểm. Bạn có thể dành 25 phút cho câu 1, 45 phút cho câu 2, 75 phút cho câu 3 và 5 phút để kiểm tra lại. Việc chia thời gian này còn phụ thuộc vào mức độ nắm thông tin và hiểu biết của bạn. Nếu câu 1 bạn làm nhanh hơn vì nắm rõ phần này, bạn có thể chỉ dành 20 phút cho nó và để dành 10 phút cho câu 3.
Đọc kĩ đề bài
Một lưu ý hết sức quan trọng để đạt điểm cao môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung là đọc kĩ đề bài. Nếu bạn không đọc kĩ mà vội bắt tay vào viết ngay, bạn rất dễ mắc sai lầm.
Chẳng hạn như đề bài yêu cầu: “Hãy phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân”, nếu không đọc kĩ và nắm vững cách làm các dạng bài, có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn và làm theo dạng “cảm nhận” hay “bình luận”.
Để làm đúng yêu cầu của đề tài, bạn có thể dùng bút gạch chân những từ khóa quan trọng.
Học cùng bạn |
Lập dàn ý khi viết bài
Muốn có một bài văn hay, hãy bắt đầu với dàn ý tốt. Bạn nên tập thói quen này để không bị bỏ sót hay thừa ý khi viết.
Khi lập dàn ý, bạn cần đưa ra các luận điểm và luận cứ một cách rõ ràng để chứng minh cho bài viết của mình.
Ngoài ra, lập dàn ý giúp bạn “cứu vãn” bài viết nếu rơi vào tình trạng thiếu giờ. Ví dụ, đã gần hết giờ nhưng bạn mới chứng minh xong luận điểm 1, hãy nhanh chóng chuyển sang luận điểm 2 và 3 với những luận cứ có sẵn trong dàn ý. Lúc này bạn không cần cầu kỳ nữa vì sẽ không kịp thời gian, chỉ cần linh động chép các ý đã vạch ra trên giấy nháp. Và bạn chỉ có thể làm được điều khi lập dàn ý sẵn.
Kiểm tra ngữ pháp, lỗi chính tả
Khi viết xong bài, bạn hãy kiểm tra lại tổng thể bài viết của mình xem có lỗi gì về mặt ngữ pháp hay chính tả không.
Bạn có thể tự tin vì mình hiếm khi mắc lỗi chính tả nhưng hãy nhớ, trong quá trình làm bài, bạn có thể gặp căng thẳng và sai vài từ và nếu không kiểm tra lại, bạn sẽ mất điểm vì nó đấy!
Chúc các bạn ôn bài thật tốt và đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới!
[ST]
Chia sẻ: Lớp 12 có nghĩa là .....................
11:13 PM |
* * *
Lớp 12, có nghĩa là học đêm. Là những cốc café bên cạnh chồng sách dày cộp. Nhìn kim đồng hồ chỉ hai giờ sáng và tự nhủ "làm thêm một đề nữa rồi mới ngủ nhé!".
Lớp 12, có nghĩa là quanh nhà chi chít những mẩu giấy nhỏ kiểu "Cố lên!" hay "Sang năm mình sẽ là sinh viên đại học",… Hơi bừa bộn một chút, nhưng mà đi đâu cũng thấy, và thấy để biết mình phải - làm - gì.
Lớp 12, có nghĩa là những quyển lưu bút đưa vội, để rồi dù bận đến mấy cũng cố viết thật hay cho nó. Dễ hiểu thôi, xa nhau phải có nét bút "lưu" để mà nhớ chứ! Lớp 12 còn là những món quà chia tay. Mua có, tự làm cũng có. Hơn ai hết, teen 12 hiểu rằng, đó là những món quà của trái tim đã được lựa chọn kĩ lưỡng, và ý nghĩa của nó không phải là "tạm biệt" mà là "hẹn gặp lại, tớ luôn ở bên ấy…"
Khoảnh khắc học trò, mấy ai quên cho được.
Chia sẻ: Lớp 12 có nghĩa là .....................
Lớp 12 của tôi |
Lớp 12, có nghĩa là những khi đang học, chạy ra ngoài trời hít thở cho đỡ buồn ngủ, và bấm vội tin nhắn cho đứa bạn "Mở cửa sổ ra đi mày. Trời nhiều sao, đẹp lắm!", và mỉm cười khi đọc tin reply " Ừ, tao và mày cũng là một ngôi sao lung linh như thế đấy! Cố lên!"
Lớp 12, có nghĩa là hồi hộp chờ cho tới tháng 3, để biết thêm 3 môn thi tốt nghiệp, và thở phào khi năm nay toàn môn "tủ".
Và những nét chữ thân thương trong lưu bút ngày nào sẽ là hành trang cùng ta bước vào đời
Lớp 12, có nghĩ là… thi thử: thử tốt nghiệp, thử đại học. Mấy nhỏ bạn vốn sợ các kì thi là thế mà cũng hăm hở đi thi càng nhiều càng tốt. Chắc để nắm vững tâm lí hơn, vì "thử" tức là một lần chuẩn bị cho "thật".
Lớp 12 là đã biết lo cho tương lai, là thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn và chín chắn hơn một chút, để biết rằng những lời mắng mỏ của bố mẹ, thầy cô chỉ là vì thương mình. Và tự hứa đến một ngày nào sẽ đền đáp lại công ơn đó.
Lớp 12, có nghĩa là cốc sữa nóng mẹ pha, là những món ăn mới vừa hôm trước còn nói "Con thèm..", hôm sau đã thấy xuất hiện trên mâm cơm mẹ nấu. Mẹ biết con học mệt nên thương lắm…
Lớp 12, có nghĩa là những buổi cuối tuần bố đưa đi chơi, những cuốn sách anh mua cho em gái. Lớp 12, mọi người luôn dành cho mình những điều kiện tốt nhất.
Lớp 12, có nghĩa là tự nhiên … mê tín ^^. Là những đứa tưởng không đi chùa bao giờ, nay cũng cầm bó hương nghi ngút khói và xì xụp khấn: "Xin phù hộ cho con năm nay thi đâu đậu đó".
Và khi sân trường đỏ thắm màu hoa học trò, nước mắt lại trào cho giờ phút chia tay. Chia tay nhau và chia tay thời học sinh
Lớp 12 có nghĩa là … xấu hơn một chút. Da hơi xạm, mấy bé mụn trứng cá tấn công tới tấp, lại gầy đi nữa. Nhưng đứa nào đứa nấy cũng tự bảo nhau " Là sinh viên mình sẽ "tân trang" sau, lo gì, lại ok ngay ý mà".
Lớp 12, có nghĩa là bức ảnh buổi lễ vinh danh thủ khoa đại học dán thay vào bức hình Britney Spears ngày trước. Là thần tượng một anh được 30/30 năm ngoái và hi vọng sang năm mình sẽ là thần tượng của một – bé - lớp - 12 - nào - đó.
Lớp 12, có nghĩa là liên hoan, là chia tay, là nước mắt. Và cùng nhau hát lên bài tạm biệt "Bước trên đường bạn hiền ơi xin chúc, nơi xa ấy sẽ mãi luôn bình an, luôn thành công, luôn yêu đời trên đường sắp đi…"
Chia sẻ: Lớp 12 có nghĩa là .....................
Lớp 12, có nghĩa là… lớp 12, là năm học cuối cùng trong thời học sinh, là sắp thành sinh viên đại học, và sẽ rất nhớ về năm học lớp 12….
* * *
Học sinh sao nỡ vội qua
để khi phượng nở khóc òa bên nhau
Thời gian bất chợt trôi mau
Vào năm cuối cấp của sau cuộc tình
Cuộc tình bè bạn học sinh
Cuộc tình sách vở cuộc tình vui chơi.
Tôi muốn quay lại một thời
Vui vẻ quên hết người đời bon chen
Nhớ hôm chốt cửa cài then
Nhốt chung bạn nữ được phen cười đùa
Viết giấy trong lớp ném bừa
Bị thầy cô bắt, đổ thừa cho nhau,
Cô bạn ngồi cạnh lau chau
Cãi nhau suốt buổi, sao mau qua rồi!
Chém gió lập hội kì khôi!
làm thơ nói xấu, chia bôi mọi người
Nghĩ lại chuyện cũ bật cười
Sao mình nghịch thế, đời người thật vui.
Thời gian làm ta bùi ngùi
Kỉ niệm hôm ấy như mùi hoa tươi
Hương thơm tỏa mãi cuộc đời
Dù cho chia cách nhớ thời học sinh!!!
Chia sẻ: Học lúc nào trong ngày là tốt nhất ?
1:20 AM |
Không phải thời gian nào bạn cũng có thể tiếp thu bài như nhau. Mỗi thời điểm trong ngày sẽ quy định mức độ tiếp thu bài khác nhau.
Dưới đây là một vài gợi ý để giúp bạn xác định điều đó để lựa chọn khung thời gian đem lại hiệu quả nhất cho việc học của mình.
Trước khi đi ngủ, nhẩm lại bài
Một vài bạn chia sẻ rằng đây là lúc các bạn cảm thấy học vào nhất. Nghe thì có vẻ kì lạ vì lúc này bạn đã nằm trên giường rồi thì học làm sao được. Trong khoảng thời gian lúc tối, bạn ngồi học các môn. Số lượng bài học rất nhiều và bạn không có thời gian để hệ thống lại chúng. Vậy thì khoảng thời gian trước khi đi ngủ không thừa chút nào. Lúc này, bạn để đầu óc thật thoải mái. Không cần phải nghĩ nhiều tới những bài toán khó, những đề Văn không có ý tưởng nào. Bạn chỉ cần nhắm mắt và vẽ lại những gì mình đã học. Quên phần nào bạn mở sách, vở ra xem lại rồi lại đóng vào và tiếp tục nhẩm. Trung bình bạn chỉ mất khoảng 30 phút tới 1 tiếng để hệ thống lại. Không quá lâu lại giúp nhớ sâu.
Tuy nhiên, trước ngược với những bạn ủng hộ khung thời gian này thì một vài bạn khác lại cho rằng nhẩm lại bài như vậy trước khi đi ngủ sẽ khiến não phải hoạt động quá nhiều, dẫn tới đau đầu, thậm chí ngủ cũng không ngon do đầu óc cứ mơ màng với những bài học.
Đừng thức quá khuya để học |
Sáng sớm – sự lựa chọn của rất nhiều bạn
Rất nhiều bạn khi được hỏi thời gian nào trong ngày giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất thì đều trả lời là sáng sớm, trong khoảng 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, không phải teen nào cũng có thể chiến thắng cơn buồn ngủ để dậy học. Nhiều teen chia sẻ rằng họ có thể thức đêm tới 3, 4 giờ sáng nhưng lại không thể dậy sớm học được dù ngủ từ rất sớm. Nhưng theo nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia thì khung thời gian từ 4 – 6 giờ là lý tưởng nhất cho việc học, đặc biệt là học thuộc lòng.
Đó là khi mọi thứ xung quanh bạn còn đang chìm trong tĩnh lặng, không khí trong lành, đầu óc thư thái sau một giấc ngủ ngon. Để dậy sớm được đòi hỏi ở bạn một sự nỗ lực rất lớn. Ban đầu, có thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn như buồn ngủ không dậy được hay dậy được rồi nhưng lại ngủ gật. Do vậy, ngay sau khi thức dậy, việc đầu tiên của bạn là làm vệ sinh cá nhân, sau đó vận động cơ thể bằng vài động tác thể dục cơ bản. Khi đầu óc thư thái, tỉnh táo rồi hãy ngồi vào bàn học.
Đa số kiến thức được teen lựa chọn học trong khung giờ này là học thuộc lòng các môn khó nhằn như Văn, Sử, Địa hoặc giải quyết các bài toán khó mà tối qua mình không tài nào nghĩ ra hoặc xem trước bài để chuẩn bị lên lớp. Nhiều teen đã phải ngạc nhiên về mức độ tiếp thu bài khi học vào lúc này và quyết tâm dậy sớm để đạt được kết quả cao nhất.
Một lưu ý nhỏ là muốn dậy sớm được thì các bạn nên đi ngủ sớm, tầm 9 – 10 giờ. Không nên quá tham lam học tới đêm rồi sáng sớm lại dậy học tiếp. Điều này trước mắt có thể không sao nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và tâm lý các bạn do thiếu ngủ.
Tác hại của việc thức khuya |
Học theo khung giờ nhất định
Đa số teen đều lựa chọn học vào buổi tối và một vài teen cho rằng việc học theo thời gian cố định như vậy đem lại hiệu quả cao nhất. Vì lúc đó đầu óc của bạn đã được lập trình sẵn là cứ tới thời gian đó là phải hoạt động hết công suất để tiếp thu bài nên sẽ tránh được tình trạng ì trệ. Hay nhiều teen học chính buổi sáng thì buổi chiều lại là thời gian tự học, làm bài tập chính của các bạn ấy và ngược lại với những bạn học chiều.
Hãy học theo khung giờ nhất định để cuộc sống luôn tươi mới |
Hứng lúc nào học lúc ấy
Trái ngược lại với những bạn có khung thời gian học cố định thì nhiều teen lại học theo cảm hứng và cho rằng những lúc có hứng là lúc tiếp thu bài hiệu quả nhất, bất chấp là khoảng thời gian nào trong ngày. Đó có thể là một vài tiếng buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối, thậm chí giữa trưa hoặc nửa đêm các bạn đem sách vở ra học. Không thể phủ nhận tác dụng to lớn của cảm hứng đối với việc học. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có cảm hứng. Và điều này thì rất nguy hiểm. Nếu chỉ học theo cảm hứng thì khi học không có cảm hứng bạn sẽ cảm thấy rất chán nản, học không vào, không muốn học nữa. Do vậy, những teen học như vậy nên thay đổi ngay đi nhé.
Ngủ gật là điều không tránh khỏi |
Còn bạn thì sao nhỉ? Thời gian nào trong ngày sẽ giúp bạn tiếp thu bài hiệu quả nhất? Mỗi người lựa chọn một khung giờ khác nhau nhưng hãy chọn khung giờ nào phù hợp nhất. Nếu thấy cần thiết bạn hãy thay đổi ngay từ bây giờ nhé để thu được kết quả học tập cao nhất.
PS: Chúc cả nhà ngủ ngon nha, giờ là 1h18p ngày 03/12/2013, quá khuya rùi, không tốt tẹo nào, hihi ^^